Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với diễn biến phức tạp đã khiến cho các hoạt động xây dựng bị hạn chế, đặc biệt là tháng 7 và 8 do các yêu cầu phong tỏa nghiêm ngặt từ Chỉ thị 16 của Chính phủ tại TP HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam.
Một loạt các công ty xây dựng vừa có văn bản gửi Hiệp hội các nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) phản ánh những khó khăn, vướng mắc và thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh, để kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Thiếu lao động, tài chính khó khăn
Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta phản ánh số lượng lao động đang trong tình trạng bấp bênh, khó khăn duy trì số lượng do người lao động không muốn đi làm vì sợ dịch bệnh dù công ty đã tuân thủ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến giá trị sản lượng thi công hàng tháng của công ty cũng như gián tiếp ảnh hưởng tới tiến độ thi công và các mốc tiến độ của chủ đầu tư huy động thu tiền bán hàng.
Bên cạnh đó, theo chỉ thị của Chính phủ, các dự án phải dừng thi công hoặc có phương án sản xuất an toàn làm phát sinh thêm các chi phí.
Delta cũng cho biết sự tăng giá và khan hiếm của vật liệu đầu vào cũng tác động không nhỏ tới doanh nghiệp. Mặt bằng chung các vật liệu xây dựng đã tăng khoảng 25% so với đầu năm, trong đó tăng cao nhất là sắt, thép xây dựng, xi măng,…
Trong khi đó, đa số các hợp đồng xây dựng hiện nay đang áp dụng đơn giá cố dịnh và không áp dụng điều chỉnh ở thời điểm ký, mặc dù một số chủ đầu tư có hiểu và chia sẻ nhưng việc này cũng khiến Delta gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn cung khan hiếm cũng tác động không nhỏ tới tiến độ thi công và sản lượng hoàn thành.
Về phía chủ đầu tư, Delta phản ánh việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia do do dịch bệnh cũng ảnh hưởng tới nguồn thu của chủ đầu tư từ bán hàng do đang tập trung tới nguồn khách hàng nước ngoài. Trong khi đó, thị trường trong nước gần như đóng băng, rất nhiều sàn giao dịch đóng cửa, các công ty bất động sản lớn cũng sa thải nhân viên hàng loạt. Nguồn thu từ chủ đầu tư không có khiến việc thanh toán cho nhà thầu như Delta bị đình trệ.
Dịch COVID-19 đã tác động tới các dự án bất động sản nghỉ dưỡng hay condotel do phụ thuộc vào nguồn thu từ dịch vụ du lịch, lưu trú trong khi nguồn cung tương đối lớn.
Về phía chủ đầu tư, Delta phản ánh việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia do do dịch bệnh cũng ảnh hưởng tới nguồn thu của chủ đầu tư từ bán hàng do đang tập trung tới nguồn khách hàng nước ngoài. Trong khi đó, thị trường trong nước gần như đóng băng, rất nhiều sàn giao dịch đóng cửa, các công ty bất động sản lớn cũng sa thải nhân viên hàng loạt. Nguồn thu từ chủ đầu tư không có khiến việc thanh toán cho nhà thầu như Delta bị đình trệ.
Dịch COVID-19 đã tác động tới các dự án bất động sản nghỉ dưỡng hay condotel do phụ thuộc vào nguồn thu từ dịch vụ du lịch, lưu trú trong khi nguồn cung tương đối lớn.
Giá nguyên vật liệu thì tăng từ 5 – 30% tuỳ loại. Doanh nghiệp cũng không tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của nhà nước do đòi hỏi chứng minh ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh tới doanh nghiệp.
Eurowindow thông tin lợi nhuận của công ty đã giảm sút từ 70 – 80%.
Do đó, Eurowindow mong muốn các ngân hàng giãn từ 3 – 6 tháng các khoản nợ đến hạn trong vòng nửa năm tới đồng thời đề xuất hạ lãi suất ngân hàng từ 2 – 3% để hỗ trợ chi phí do kéo dài chu kỳ sản xuất.
Phía công ty cũng kiến nghị miễn giảm 100% tiền thuế TNDN trong năm, giảm 50% thuế thu nhập cá nhân, giảm 50% mức đóng BHXH hoặc giãn nộp thuế, BHXH.
Nguy cơ đội giá thầu
Tổng CTCP Vinaconex (Mã: VCG) cũng không nằm ngoài ảnh hưởng khi công tác đấu thầu, tìm kiếm dự án bị tác động mạnh bởi việc giãn cách.
Phía nhà thầu có rất nhiều rủi ro khi lập giá dự thầu do không lường trước được các ảnh hưởng của dịch bệnh tới giá chào thầu (vật liệu, nhân công, thiết bị, chi phí vận chuyển khó khăn,…). Việc này làm giá dự thầu của các nhà thầu mất tính cạnh tranh hoặc tăng vượt giá gói thầu.
Trong công tác thi công, các dự án đang được thi công cũng không đủ nhân lực, vật tư, thiết bị, phát sinh các chi phí phòng chống dịch. Nguy cơ chậm tiến độ có thể xảy ra. Còn các dự án phải tạm dừng thi công thì phát sinh các loại chi phí (ăn ở, phòng chống dịch, bảo quản vật tư,…).
Chi phí thực hiện dự án tăng cao trong khi việc điều chỉnh hợp đồng với các dự án có nguồn vốn nhà nước rất khó khăn. Vinaconex cho biết dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch 6 tháng cuối năm nếu tiếp tục kéo dài.
Trong công tác thi công, các dự án đang được thi công cũng không đủ nhân lực, vật tư, thiết bị, phát sinh các chi phí phòng chống dịch. Nguy cơ chậm tiến độ có thể xảy ra. Còn các dự án phải tạm dừng thi công thì phát sinh các loại chi phí (ăn ở, phòng chống dịch, bảo quản vật tư,…).
Chi phí thực hiện dự án tăng cao trong khi việc điều chỉnh hợp đồng với các dự án có nguồn vốn nhà nước rất khó khăn. Vinaconex cho biết dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch 6 tháng cuối năm nếu tiếp tục kéo dài.
Ngoài ra, CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (Mã: PHC) cũng bổ sung thêm kiến nghị về việc tạm dừng thi công ngoài những vấn đề nêu trên. Trong đó, doanh nghiệp kiến nghị cho phép duy trì thi công với các dự án đang thi công phần ngầm để tránh nguy hiểm cho các công trình lân cận.
Đối với các dự án đang thi công phần kết cấu, công ty đề xuất cho phép hoàn thiện một số phần dở dang để tránh thiệt hại cho nhà thầu.
Tập đoàn Cienco4, Tổng công ty Thành An, CTCP Constrexim số 1, Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam,… cũng chia sẻ loạt khó khăn liên quan tới vấn đề tiến độ thi công, đội chi phí do dịch bệnh, giá vật liệu xây dựng,…
Các doanh nghiệp còn lại này cũng mong muốn được miễn giảm các loại thuế, giãn nợ, giảm lãi suất,… để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Theo Vietnambiz.vn